Cùng con vào lớp 1 để con không sợ hãi

Các bước đưa con vào lớp 1 để trẻ không khóc lóc, không sợ hãi mỗi khi đến trường

Cũng dễ hiểu khi bạn luôn cảm thấy lo lắng khi lần đầu đưa con đi học lớp 1 lần đầu, nhưng có những điều mà nếu tránh được sẽ có ích cho cả bé và bố mẹ.

 

Đừng nán lại lâu

Việc để con ở lại nhà trẻ/mẫu giáo có thể rất khó khăn, đặc biệt là nếu con bạn buồn khi phải chia tay bố mẹ. Nhưng thay vì nán lại bịn rịn với con, Kayleigh Hollingsworth, hiệu trưởng trường mẫu giáo Moorwell Miracles ở Scunthorpe (Anh), đồng thời là một thành viên của Hiệp hội chuyên nghiệp chăm sóc trẻ những năm đầu đời khuyên bố mẹ rằng: "Cố gắng không quay trở lại hoặc nán lại. Để con cảm thấy ổn định hơn, tốt nhất khi bạn đưa trẻ đến lớp học, hãy chào tạm biệt và rồi đi luôn. Thậm chí ngay cả khi bạn nghe thấy tiếng con khóc, thì việc bạn quay trở lại thực chất lại có thể làm con buồn hơn, bởi vì lúc đó bạn lại phải rời đi lần nữa."

Đừng nóng vội khi con chưa quen

Rõ ràng là mỗi đứa trẻ có một khoảng thời gian để làm quen khác nhau. Có những đứa trẻ chỉ cần vài ngày là đã quen và hết kh        óc nhưng cũng có trẻ phải mất đến vài tuần mới quen được môi trường mới. Vì thế, nếu con bạn cứ khóc mãi và vẫn không quen thì cũng đừng nên nóng vội, hãy cho con thêm thời gian và đừng quên nói với cô giáo về điều đó.

Đừng lo nếu con không có bạn thân

Bố mẹ nào cũng muốn con mình có thật nhiều bạn nhưng điều đó tùy thuộc vào độ tuổi. Và nếu con bạn không có bạn thân, đó cũng không phải điều đáng lo. Kayleigh nói: "Trẻ con là những cá thể độc lập. Chúng vẫn chưa thực sự có đủ kĩ năng để chơi cùng với nhau. Phải đến 3 - 5 tuổi thì chúng mới sẵn sàng kết bạn."

Đừng nóng vội khi đưa con về

Có thể bạn đang vội và muốn về nhà để chuẩn bị bữa tối hay làm việc khác hoặc đơn giản chỉ để nghỉ ngơi nhưng có thể cô giáo muốn thông báo cho bạn tình hình của con ở lớp và điều đó chắc chắn sẽ rất hữu ích. Hoặc khi con bạn muốn khoe một bức tranh con vẽ hoặc một hình đất nặn thì thay vì chỉ khen qua loa để về nhanh, hãy dành một chút thời gian ngắm nhìn và khen ngợi những nỗ lực của con. Kayleigh chia sẻ: "Đối với trẻ, bố mẹ là cả thế giới của chúng và có thể con đã nghĩ về bạn trong suốt quá trình vẽ ra bức tranh, chỉ chờ đến lúc để khoe với bạn. Nếu bạn không quan tâm con sẽ rất buồn và thất vọng, mất đi động lực để cố gắng."

Hãy luôn kiên nhẫn lắng nghe và thấu hiểu con bạn 

Đừng cấm trẻ mang theo đồ vật mà con thích

Nếu trẻ có một đồ vật như một món đồ chơi yêu thích mà đi đâu con cũng mang theo, thì cho con mang đồ chơi đó đến lớp học sẽ là một ý tưởng hay. Kayleigh cho rằng những đồ vật như vậy sẽ giúp trẻ thoải mái hơn ở lớp: "Rất nhiều phụ huynh lo lắng rằng con mình sẽ dính với đồ vật đó cả ngày. Nhưng cô giáo sẽ có cách và dần dần trẻ sẽ không cần đến nó nữa."

Theo Sức Khoẻ & Đời Sống