5 cách xử lý cơn giận của trẻ nhỏ

Bí quyết giúp bạn xoa dịu cơn giận của trẻ một cách nhanh chóng.

Chìa khoá giúp bạn thành công trong việc cư xử và dạy dỗ trẻ tránh được những cơn giận không cần thiết chính là sự bình tĩnh. Đồng thời, cha mẹ cũng cần thấu hiểu và sử dụng tình yêu thương của mình để giúp bé điều chỉnh thái độ và tâm lý của mình.

Những năm tháng đầu đời khoảng từ 2 đến 3 tuổi, các bé thường bắt đầu có những biểu hiện giận giữ vô cớ mà cha mẹ không biết phải xử lý như thế nào. Ở độ tuổi này, các bé không ý thức được sự cần thiết của việc kiềm chế cơn giận mà có thể bắt nguồn từ nhiều lý do nhỏ nhặt như không được chơi đồ chơi hoặc chỉ từ những câu đùa vô thưởng vô phạt. Lúc này, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh để ứng biến và tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất với tâm lý của trẻ.

Hãy tự giữ bình tĩnh cho mình bằng cách chú ý tới các ngón chân

Chắc chắn, khi gặp phải cơn giận dữ vô lý từ trẻ, người lớn thường có dấu hiệu căng thẳng và mất bình tĩnh dẫn đến to tiếng hoặc mắng nhiếc các bé. Đây là một hành động tuyệt đối không nên và rất dễ làm ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ sau này. Biện pháp khắc phục rất đơn giản chính là nhắm mắt lại và hít thở thật sâu để tức thời làm chậm lại suy nghĩ bản thân. Hãy tìm kiếm sự bình tĩnh của mình bằng cách chú ý vào cảm giác ở chân của bạn. Bạn có thể thử cử động nhẹ nhàng các ngón chân và ấn chặt bàn chân xuống để nâng cao sự tập trung. Sau khi cảm thấy tâm lý ổn định hơn, hãy bắt đầu quay lại tìm cách nói chuyện với trẻ.

Dành cho bé khoảng thời gian riêng

Cơn giận dữ của bé thường xuất hiện bất chợt nhưng lại nhanh qua

Theo kiến thức từ các chuyên gia về sức khoẻ trẻ em, khi bé đang trong cơn giận dữ, việc di chuyển đến một địa điểm khác hoặc đi dạo sẽ giúp cha mẹ bình tĩnh hơn. Bạn có thể rời khỏi phòng của bé và chờ tới khi bé ngừng khóc và bắt đầu quay lại nói chuyện. Trong trường hợp bạn không yên tâm để trẻ một mình, hãy tìm cách ở gần trẻ nhưng đừng gây chú ý và làm phiền tới trẻ đến khi bé trở lại trạng thái bình tĩnh hoàn toàn. Cơn giận của bé sẽ nhanh chóng biến mất khi bé cảm thấy nó không làm ảnh hưởng tới bạn.

Thử ôm bé

Ôm là hành động giúp bé cảm nhận rõ tình yêu của bạn trong những lúc nóng giận

Hãy sử dụng hành động mang đầy tình yêu này để giúp bé bình tĩnh trở lại. Hành động này giúp cơ thể người sản sinh ra hoocmon oxytocin có tác dụng điều chỉnh cảm xúc làm giảm bớt căng thẳng. Khi được ôm, bé cũng sẽ dễ lắng nghe và bình tĩnh hơn để bạn có thể giải thích và nói chuyện với bé một cách bình thường. Mặc dù vậy bạn cũng cần phải thật bình tĩnh và thể hiện sự yêu thương của mình dành cho bé, đồng thời phải xem xét tình trạng của trẻ vì nếu trẻ còn quá giận giữ, rất có thể hành động ôm sẽ càng làm trẻ kích động hơn.

Học cách chấp nhận tích cách của bé

Trong sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, biểu hiện giận dữ là không thể tránh khỏi. Điều bạn cần làm là chấp nhận nó và giúp trẻ biết được cách điều tiết cảm xúc của mình. Hãy giải thích cho trẻ những thời điểm cần phải thể hiện cảm xúc, khi cần cần phải bình tĩnh và kiềm chế và cách thể hiện cảm xúc đúng mực. Từ đó bạn sẽ giúp bé dần dần hình thành nhân cách tốt cũng như hướng dẫn bé cách xử lý trạng thái tâm lý trước các tình huống mà bé gặp phải trong cuộc sống.

Luôn chuẩn bị trước

Bạn cũng cần quan sát kỹ xem các thời điểm mà bé hay cảm thấy giận dữ, những nguyên nhân chủ yếu kiến bé không hài lòng. Ví dụ như những lúc đói, trẻ em thường hay có xu hướng giận dữ nhiều hơn bình thường hoặc những trường hợp thay đổi kể hoạch bất ngờ mà trẻ không hài lòng. Bạn có thể chuẩn bị những món ăn ngon để “nịnh” bé hoặc luôn tôn trọng và cho bé hiểu biết các kế hoạch và dự định một cách hợp lý.

Theo Báo điện tử Afamily (Afamily.vn)